Đăng Ký Nhãn Hiệu – Hướng Dẫn Thủ Tục Chi Tiết + Video

Ai kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ nào đó cũng đều muốn doanh nghiệp của mình nổi bật hơn thì Nhãn hiệu sẽ là 1 trong những thứ để thu hút khách hàng, tạo nét riêng cho mình. Nhãn hiệu muốn sử dụng độc quyền thì phải tiến hành đăng ký bảo hộ tại…

Ai kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ nào đó cũng đều muốn doanh nghiệp của mình nổi bật hơn thì Nhãn hiệu sẽ là 1 trong những thứ để thu hút khách hàng, tạo nét riêng cho mình. Nhãn hiệu muốn sử dụng độc quyền thì phải tiến hành đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ và phải đáp ứng các điều kiện quy định. Vậy điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là gì ? Ai có quyền và thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Nhãn hiệu là gì ?

Trước khi nêu rõ tất cả các vấn đề trên thì chúng ta cần phải hiểu nhãn hiệu là gì? Đây là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp cùng loại với nhau. Nó có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của tất cả những yếu tố này được thể hiện bằng một màu hoặc nhiều màu sắc.

Nó còn được coi như là phần hồn của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân và cũng là 1 loại tài sản vô hình tạo nên giá trị cho bạn bởi nó trực tiếp đến với người tiêu dùng và người tiêu dùng sử dụng nhãn hiệu để nhận biết được hàng hóa, dịch vụ này là của ai, của công ty nào từ đó tạo cơ sở tin dùng.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện sau thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ, cụ thể:

– Phải là dấu hiệu nhìn thấy được

– Phải có khả năng phân biệt (Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Không trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ trước đó)

– Không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng (Ví dụ như: Cocacola, Apple,…)

– Không thuộc 1 trong các dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 73 Mục 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là các cá nhân, tổ chức. Nhưng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Nhãn hiệu dùng cho hàng hoá và dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp

– Hoạt động thương mại hợp pháp

– Đối với nhãn hiệu tập thể thì tổ chức tập thể phải được thành lập hợp pháp

– Đối với nhãn hiệu chứng nhận thì phải là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính và nguồn gốc hoặc các tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ

– Người đại diện hoặc đại lý phải được sự đồng ý của chủ sở hữu mới được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nếu nhãn hiệu được bảo hộ tại 1 nước là thành viên của Điều ước quốc tế

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Việc tra cứu này là cần thiết bởi thông qua tra cứu thì bạn sẽ sơ bộ biết được khả năng nhãn hiệu được bảo hộ đến đâu, xem có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trước đó tại Cục sở hữu trí tuệ hay chưa

Tra cứu nhãn hiệu tuy không phải thủ tục bắt buộc nhưng nó lại là bước đầu để nhận định từ đó sẽ quyết định sự thành hay bại khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Chúng tôi khuyên bạn không nên bỏ qua bước này mà hãy thực hiện càng chi tiết càng tốt

Cụ thể hơn, bạn xem hướng dẫn cách tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu ở bài viết: Cách tra cứu nhãn hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Nhãn hiệu cũng được chia ra 1 số loại như sau: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Như vậy hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng có sự thay đổi tùy vào loại nhãn mà chủ sở hữu muốn bảo hộ, các giấy tờ trong hồ sơ cũng không thay đổi mấy. Cụ thể sau đây:

♦ Hồ sơ đối với nhãn hiệu thông thường, liên kết bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản) – Theo Phục lục A – Mẫu số 04-NH (Bạn download và xem cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại bài viết: Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu);

– Mẫu nhãn hiệu cần (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa, dịch vụ;

– Bản sao chứng thực Giấy tờ cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; đối với chủ sở hữu là tổ chức thì cung cấp bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

– Giấy ủy quyền nộp đơn (nếu chủ sở hữu ủy quyền cho người khác đại diện nộp đơn);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

♦ Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, chứng nhận bao gồm:

– Tờ khai đăng ký (02 bản) – Theo Phục lục A – Mẫu số 04-NH;

– Mẫu nhãn hiệu tập thể, chứng nhận (05 mẫu);

– Danh mục hàng hóa, dịch vụ;

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

– Giấy ủy quyền nộp đơn đăng ký (nếu chủ sở hữu ủy quyền cho người khác đại diện nộp đơn);

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (nếu có);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;

– Quy chế về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng hoặc đặc thù của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nếu:

+ Là nhãn hiệu tập thể dùng cho hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc thù;

+ Là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý.

– Bản đồ khu vực địa lý nếu:

+ Là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm;

+ Nhãn hiệu tập thể, chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.

– Nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần phải có Văn bản của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể, chứng nhận.

>>Xem hướng cách điền tờ khai đăng ký tại đây:

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sau khi được hoàn thiện, bước tiếp theo bạn tiến hành nộp lên Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn

Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu nhằm kiểm tra sự tuân thủ quy tắc, quy định về mặt hình thức đối với đơn. Dựa vào kết quả thẩm định này có thể đưa ra kết luận và quyết định cho việc đơn hợp lệ hay không hợp lệ

Nếu đơn hợp lệ, đáp ứng được các yêu cầu thì Cục SHTT thông báo cho người nộp đơn chấp nhận đơn hợp lệ. Và ngược lại nếu đơn không hợp lệ Cục cũng sẽ thông báo chi tiết về việc từ chối đơn đồng thời nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn là 2 tháng để người nộp đơn nếu có ý kiến hoặc chỉnh sửa, bổ sung cho đúng. Nếu vẫn không có ý kiến phải đối hoặc không điều chỉnh các lỗi được thông báo thì đơn đăng ký sẽ bị Cục SHTT ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức sẽ là 01 tháng từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Bước 4: Công bố đơn

Ngay khi có quyết định đơn hợp lệ từ phía Cục Sở hữu trí tuệ sau đó thì đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Thời hạn là 02 tháng kể từ ngày có ngày đơn được chấp nhận là hợp lệ

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đơn đăng ký sẽ được tiến hành thẩm định về mặt nội dung, việc này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng đối với đối tượng

Thời hạn thẩm định nội dung đơn sẽ không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp

Bước 6: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ

Cục sẽ quyết định cấp văn bằng bảo hộ nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và nộp đầy đủ phí, lệ phí theo đúng thời hạn, đồng thời sẽ ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và tiến hành công bố trên công báo sở hữu công nghiệp

Ngược lại Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ nếu không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.

>>Bạn xem video hướng dẫn tại đây:

Phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/đơn/yêu cầu

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

– Phí thẩm định nội dung đơn: 550.000 VNĐ/nhóm có 6 nhóm sản phẩm, dịch vụ (nếu từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi thì thêm 120.000 VNĐ/1 sản phẩm, dịch vụ)

– Phí tra cứu nhãn hiệu: 180.000 VNĐ/nhóm có 6 sản phẩm, dịch vụ (nếu từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi thì nộp thêm phí là 30.000 VNĐ/sản phẩm, dịch vụ)

– Phí phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ: 100.000 VNĐ/nhóm có 6 sản phẩm, dịch vụ (nếu từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi thì nộp thêm phí là 20.000 VNĐ/sản phẩm, dịch vụ)

– Phí đăng bạ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ

– Phí công bố quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.00 VNĐ

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VNĐ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (từ nhóm thứ 2 trở đi thì lệ phí là: 100.000 VNĐ/nhóm)

– Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000 VNĐ/đơn

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Nếu quý khách cảm thấy việc đăng ký cho nhãn hiệu hàng hóa là khó khăn và làm mãi, sửa mãi mà vẫn không được cấp văn bằng bảo hộ, thì không sao Công ty Luật TGS sẽ là LỰA CHỌN TỐT NHẤT cho bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách trong vấn đề này. Đối với quý khách việc thực hiện là khó nhưng đối với chung tôi với đội ngũ chuyên viên, luật sư đã làm việc lâu năm và xử lý thực tiễn đảm bảo thành công cho quý khách.

Khi quý khách sử dụng dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại TGS Law thì quý vị chẳng cần phải làm gì, suy nghĩ hay ngày hôm nay lo sửa cái này, ngày mai lo hoàn thiện cái kia gì hết bởi tất cả đã do chúng tôi đảm nhiệm thực hiện.

Việc bạn cần làm ngay lúc này đó là cung cấp cho chung tôi các giấy tờ cần thiết như sau:

– Mẫu nhãn hiệu (việc in nhãn hiệu sẽ do chúng tôi đảm nhiệm)

– Doanh mục hàng hóa, dịch vụ

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị (công chứng, chứng thực) nếu chủ sở hữu là cá nhân

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (công chứng, chứng thực) nếu chủ sở hữu là tổ chức, doanh nghiệp

– Giấy ủy quyền (sẽ do chúng tôi biên soạn và gửi quý khách chỉ việc kiểm tra và ký vào xong gửi lại cho TGS Law là xong)

Mọi vấn đề thắc mắc hay thông tin về dịch vụ hay thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900 8698 để được luật sư hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Trân trọng !

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law

Điện thoại: 024.6682.8986

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 024.6682.8986 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

    Có thể bạn quan tâm