Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu? Chắc hẳn nhiều người đang nhầm lần giữa 2 khái niệm này. Chính vì vậy bài viết này sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. 1. Khái niệm giữa nhãn hiệu và thương hiệu – Nhãn hiệu:…

Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu? Chắc hẳn nhiều người đang nhầm lần giữa 2 khái niệm này. Chính vì vậy bài viết này sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

1. Khái niệm giữa nhãn hiệu và thương hiệu

– Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có nhiều loại gồm: nhãn hiệu liên kết, chứng nhận, tập thể và nổi tiếng. – Thương hiệu: Là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt các tổ chức hoặc một sản phẩm với nhau trong mắt của khách hàng, người tiêu dùng.

2. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

– Nhãn hiệu là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Quyền này chỉ được hình thành khi chủ sở hữu đăng ký bảo hổ hộ tại cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để đăng bảo hộ cho nhãn hiệu bạn tham khảo tại bài viết này: Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ ở Việt Nam bởi thương hiệu được hình thành dựa trên kết quả phấn đấu lâu dài và chính người tiêu dùng công nhận thương hiệu đó mà không cần phải đăng ký bảo hộ

3. Đặc điểm nhận biết

– Thương hiệu là cái mà ta chỉ cảm nhận được chứ không thấy và sờ được hay nó còn được ví như phần hồn của doanh nghiệp. Ví dụ nó về thương hiệu điện thoại thì chắc chắn người dùng sẽ nghĩ ngay đến 2 thương hiệu rất nổi tiếng đến từ Hàn Quốc là Samsung và mộng ông lớn đến từ Mỹ là Apple – Nhãn hiệu là cái nhận biết và nhìn thấy được bằng giác quan, nó có thể là từ ngữ, hình ảnh hay hình vẽ,…Nó được ví như phần xác của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: Khi nhắc đến điện thoại thì chúng ta không thể không nhắc đến chiếc điện thoại Iphone (Iphone 11, Iphone 11 pro, Iphone X,…) thì đó chính là nhãn hiệu sản phẩm của thương hiệu Apple Đây cũng là một đặc điểm rất rõ để giúp người dùng phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu được, những ví dụ đó cũng đủ để nhận biết được.

4. Thời gian bảo hộ của thương hiệu và nhãn hiệu

Thời gian bảo hộ cũng là cái để chúng ta so sánh nhãn hiệu và thương hiệu. Cụ thể: – Nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm và được gia hạn khi hết thời hạn bảo hộ, mỗi lần gia hạn được 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn. – Thương hiệu không có thời gian bảo hộ bởi thương hiệu vẫn có thể tồn tại mãi ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu đó không còn tồn tại. Vì nó được hình thành và công nhận từ người tiêu dùng nên nó sẽ phụ thuộc vào người tiêu dùng có tin dùng và công nhận nữa hay không. Trên đây là một số tiêu chí để so sánh nhãn hiệu và thương hiệu, hy vọng dựa vào những tiêu chí bạn có thể phân biệt được chúng, tránh những nhầm lần và hiểu lầm không đáng có. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc hoặc cảm thấy chưa thuyết phục về các tiêu chí để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu này thì liên hệ tổng đài 1900.8698 để được Luật sư phụ trách tư vấn và giải đáp chi tiết

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law

Điện thoại: 024.6682.8986

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 024.6682.8986 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

    Có thể bạn quan tâm