Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong loại giấy tờ qua trọng không thể thiếu khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ cho bất kì nhãn hiệu nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mẫu tờ khai cũng như hướng dẫn viết đơn đăng ký nhãn hiệu chi tiết và dễ…
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong loại giấy tờ qua trọng không thể thiếu khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ cho bất kì nhãn hiệu nào. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mẫu tờ khai cũng như hướng dẫn viết đơn đăng ký nhãn hiệu chi tiết và dễ hiểu nhất
Trước khi điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu thì bạn cũng nên biết nhãn hiệu của mình có khả năng bảo hộ hay không, có bị trùng với các nhãn hiệu đã được bảo hộ không. Để đánh giá được thì bạn cần làm 1 bước đó là tra cứu, việc này tuy không hẳn chính xác 100% nhưng cũng đủ để bạn biết nếu bạn có thêm chút kinh nghiệm nữa. Bởi khi nhãn hiệu bị trùng hoặc có dấu hiệu tương tự thì sẽ bị Cục SHTT từ chối đơn, điều này làm mất thời gian của bạn khá nhiều.
Nếu bạn chưa biết cách tra cứu như nào thì xem chi tiết tại bài viết này nhé: Cách tra cứu nhãn hiệu
1. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Bạn xem và Download mẫu tờ khai đăng đăng ký nhãn hiệu mới nhất theo mẫu số 04-NH mới nhất tại đây:
2. Cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ nào đó thì trong tờ khai sẽ có 9 phần chính và Phần trang bổ sung để chủ sở hữu điền các thông tin. TGS Law sẽ hướng dẫn bạn cách khai đơn đăng ký nhãn hiệu từng phần một cách chi tiết như sau:
2.1 Nhãn hiệu
Phần “Nhãn hiệu” này của tờ khai đăng ký nhãn hiệu cũng được chia làm 3 phần nhỏ, nhiệm vụ của bạn là điền đầy đủ theo yêu cầu:
– Mẫu nhãn hiệu: Đây là phần để bạn dán mẫu nhãn hiệu
– Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: Đây là phần để bạn lựa chọn loại hình nhãn hiệu nào mà mình có nhu cầu bảo hộ, bạn cần chọn cụ thể khi làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Bao gồm:
+ Nhãn hiệu tập thể: Nếu là nhãn hiệu tập thể bạn đánh dấu x vào ô vuông ở đây
+ Nhãn hiệu liên kết: Nếu là nhãn hiệu liên kết bạn đánh dấu x vào ô vuông phần này
+ Nhãn hiệu chứng nhận: Nếu là nhãn hiệu chứng nhận bạn đánh dấu x vào ô vuông tương ứng
– Mô tả nhãn hiệu: Đây là phần mà bạn dùng để mô tả ý nghĩa và chi tiết nhãn hiệu của mình nhằm mục đích nêu lên những điểm khác có khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Phần mô tả nhãn hiệu khi điền tờ khai đăng ký bạn cũng cần phải chú ý và mô tả sao cho càng chi tiết càng tốt.
2.2 Chủ đơn
Phần chủ đơn trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu 2019 bao gồm:
– Tên đầy đủ: Họ tên đầy đủ của chủ đơn
– Địa chỉ: Địa chỉ chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp
– Điện thoại, Fax, Email: của cá nhân chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp
Nếu ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác thì bạn đánh dấu x vào ô vuông tương ứng
2.3 Đại diện của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu
Phần này nếu chủ sở hữu ủy quyền cho 1 bên khác thực hiện thì bạn đánh dấu x vào ô vuông tương ứng phù hợp với người đại diện. Các lựa chọn để bạn chọn gồm:
– Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn
– Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn
– Là người khác được uỷ quyền của chủ đơn
Khi chọn được lựa chọn phù hợp thì ở phần này khi làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn cũng cần nhập thông tin của người đại diện theo các trường tương ứng dưới dưới đây:
– Tên đầy đủ
– Địa chỉ
– Điện thoại, Fax, Email
*Lưu ý: Nếu chủ đơn chính là người lập tờ khai thì không cần phải khai thông tin các trường này.
2.4 Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Nếu yêu cầu hưởng quyền yêu tiên theo hình thức nào thì bạn đánh dấu x vào ô vuông đó
– Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam
– Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris
– Theo thoả thuận khác:
Đồng thời bạn điền thông tin tương ứng vào phần Chỉ dẫn về đơn (các đơn) là căn cứ để xác định ngày ưu tiên gồm:
– Số đơn
– Ngày nộp đơn
– Nước nộp đơn
2.5 Phí, lệ phí
Người nộp đơn đánh dấu x vào ô vuông tương ứng với các khoản phí, lệ phí mà mình đã thực hiện xong. Đồng thời ghi rõ số đối tượng tính phí và số tiền cụ thể trong phần này của tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Bao gồm các loại phí như sau:
– Lệ phí nộp đơn đơn
– Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu
– Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi)
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
– Phí công bố đơn đơn
– Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn
– Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi)
– Phí thẩm định đơn
– Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi)
Trong trường hợp bạn nộp các khoản phí qua bưu điện hoặc chuyển khoản thì khi điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bạn cần khai thêm số chúng từ.
2.6 Các tài liệu có trong đơn
Trong đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn có các tài liệu nào thì sẽ đánh dấu x vào ô vuông đó. Bao gồm các loại tài liệu sau:
Tài liệu tối thiểu (đây là các loại giấy tờ bắt buộc phải có)
– Tờ khai: phần này, nếu có bao nhiêu trang, bàn thì bạn điền con số tương ứng
– Mẫu nhãn hiệu: Điền số mẫu tương ứng
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: Áp dụng đối với trường hợp bạn nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Cục SHTT
Tài liệu khác:
– Giấy uỷ quyền bằng tiếng gì thì bạn điền vào
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm bao nhiêu trang thì bạn điền số tương ứng vào
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/chứng nhận, gồm…….trang x …….bản: Quy chế của bạn gồm bao nhiêu trang, bản thì bạn điền con số phù hợp vào. Phần này chỉ cần khi nhãn hiệu bạn đăng ký là chứng nhận hoặc tập thể nhé.
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên:
+ Bản sao đơn đầu tiên, gồm…….bản: bạn nộp bao nhiêu bản thì điền có số tương ứng vào
+ Bản dịch tiếng Việt, gồm…….bản: bạn nộp bao nhiêu bản thì điền có số tương ứng vào
+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên
– Bản đồ khu vực địa lý
– Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương
– Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung: phần này nếu có thêm trang bổ sung thì bạn điền số trang tương ứng
*Chú ý: Bạn đánh dấu x vào ô vuông tương ứng với tài liệu bạn có trong hồ sơ khi nộp
Ngoài ra còn 1 phần nữa đó là Kiểm tra danh mục tài liệu, phần này khi khai tờ khai đăng ký nhãn hiệu bạn không được phép điền vào vì đây là phần dành cho cán bộ tiếp nhận đơn của bạn.
2.7 Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Phần này bạn ghi tuần tự từng nhóm theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ
– Sử dụng dấu chấm phẩy (;) để phân cách giữa các hàng hóa, dịch vụ trong nhóm
– Ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ có trong nhóm mỗi khi kết 1 mỗi nhóm
2.8 Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chúng nhận
Ở phần này của đơn đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu thông thường thì bạn không phải điền. Nếu là nhãn hiệu chứng nhận thì bạn phải điền đầy đủ các thông tin:
– Nguồn gốc địa lý:
– Chất lượng:
– Đặc tính khác:
2.9 Cam kết của chủ đơn
Ở phần này thì mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu cũng đã có sẵn, vì vậy bạn chỉ cần ký tên và điền ngày tháng năm và địa điểm khai đơn.
Nếu bạn khai thêm trang bổ sung thì điền số trang thêm tại phần: Còn…trang bổ sung
2.10 Trang bổ sung số
Nếu bạn khai bổ sung cho Chủ đơn khác hoặc Các tài liệu khác thì ghi số trang cần bổ sung, cụ thể từng phần:
– Phần chủ đơn khác: Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên của tờ khai đăng ký nhãn hiệu, nếu có thêm bao nhiêu chủ đơn khác thì bạn điền thông tin tương tự như phần 2.2
– Phần các tài liệu khác: Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang
*Mọi người khi làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý nếu phân loại không chính xác hoặc không tự phân loại thì Cục SHTT sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn sẽ phải nộp phí phân loại theo quy định
Khi làm khai xong, ngoài đơn đăng ký này ra bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác để hoàn thiện hồ sơ sau đó nộp tại Cục sở hữu trí tuệ để xin cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Việc này cũng trải qua 1 quá trình tương đối dài, bạn xem chi tiết hồ sơ cũng như quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu tại bài viết: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu từ A đến Z hoặc bạn có thể xem video dưới:
Trên đây là cách điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu mà chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết nhất để bạn có thể thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu cho mình được chính xác, nếu bạn còn gặp trục trặc hay vấn đề gì khi khai đơn thì vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900.8698 để được tư vấn và giải đáp hỗ trợ kịp thời
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
Điện thoại: 024.6682.8986
Email: contact.tgslaw@gmail.com
Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 024.6682.8986 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn